Danh sách bài viết

Tìm thấy 27 kết quả trong 0.49626803398132 giây

Xét tuyển thẳng lớp 10: 1.008 giải thưởng TDTT phụ huynh cần tham khảo

Giáo dục và đào tạo

Sở GD-ĐT TP.HCM công bố danh mục bộ môn, các giải thưởng thể dục thể thao được công nhận và sử dụng trong xét tuyển thẳng lớp 10. Phụ huynh học sinh cần tham khảo để đảm bảo quyền lợi của thí sinh

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm bảo quyền lợi, không phạm quy, các em phải "nằm lòng" những quy định của Bộ GD-ĐT để đăng ký chính xác.

Đóng học phí một lần: Giải pháp nào đảm bảo quyền lợi người học?

Giáo dục và đào tạo

Thực hiện hợp đồng tài chính hoặc đóng học phí một lần đến khi trường học có dấu hiệu mất khả năng trả nợ hoặc phá sản, thì làm sao để bảo đảm quyền lợi cho người học?

Thông tin mới nhất về Trường quốc tế AISVN được Sở GD-ĐT báo cáo với UBND TP.HCM

Giáo dục và đào tạo

Chiều 4.4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã báo cáo UBND TP.HCM về tình hình hoạt động của Trường quốc tế Mỹ Việt Nam AISVN sau khi thực hiện các giải pháp đảm bảo quyền lợi học tập của gần 1.200 học sinh.

Đảm bảo quyền lợi người học từ đâu?

Giáo dục và đào tạo

Các phụ huynh của Trường quốc tế AISVN tại TP.HCM khi đầu tư tiền tỉ cho con vào học chắc hẳn không thể ngờ có ngày con mình chưa biết sẽ tiếp tục học ở đâu, số học phí đã đóng một lượt có được hoàn trả?...

Giáo viên lay lắt chờ biên chế

Giáo dục và đào tạo

Nghệ An đang thiếu khoảng 6.600 giáo viên, nhưng hàng trăm giáo viên hợp đồng từ nhiều năm qua vẫn sống lay lắt với thân phận 'người thừa', đồng lương bèo bọt, quyền lợi không đảm bảo.

Top 7 mẹo vặt khi lưu trú ở các khách sạn mà lâu nay bạn đã bỏ qua quyền lợi của mình

Các ngành công nghệ

Để tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện hơn trong chuyến du lịch của mình, đừng quên áp dụng các mẹo vặt sau đây.

Những quyền lợi khi tham gia VnExpress Education Fair 2021

Giáo dục và đào tạo

Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề... có thể tiếp cận, tương tác với đối tượng mục tiêu, quảng bá hình ảnh thông qua gian hàng online tại Education Fair 2021.

Thí sinh TP HCM phải xét nghiệm mới được thi đợt 1

Giáo dục và đào tạo

Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, thành phố đã cân nhắc rất kỹ các biện pháp an toàn và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh khi tổ chức kỳ thi THPT đợt 1.

Nữ luật sư đấu tranh cho trẻ mồ côi

Giáo dục và đào tạo

Ấn ĐộNhận thấy khó khăn của trẻ mồ côi, Shukla, 28 tuổi, ở thành phố Haridwar, viết sách, đệ đơn kiện giành lại quyền lợi cho các em.

Đẻ ít để giữ ngai vàng

Sinh học

Nếu đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt bởi "thần dân", kiến chúa buộc phải hy sinh quyền lợi của đàn để duy trì vị trí của chúng.

NASA gây phẫn nộ vì giết 27 con khỉ trong cùng ngày

Khoa học sự sống

Tất cả những con khỉ do NASA nuôi nhốt đã bị giết vào cùng một ngày trong năm 2019. Động thái khiến các nhà vận động bảo vệ quyền lợi động vật phẫn nộ.

Quy định rõ trách nhiệm khi ứng dụng AI trong y tế

Các ngành công nghệ

Khi ứng dụng AI dù tạo ra hiệu quả nhưng cần được tính toán và có quy định đạo đức bác sỹ trong bảo vệ quyền riêng tư, quyền lợi người bệnh.

Nữ robot được cấp quyền công dân kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ

Các ngành công nghệ

Nữ robot sở hữu trí tuệ nhân tạo (AI) Sophia đang kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ Arab Saudi, Futurism hôm 15/12 đưa tin.

TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG SAU KHI NHẬT NHẢY VÀO

Lịch sử

Trong thế bị suy yếu, thực dân Pháp đã chấp nhận nhượng bộ phát xít Nhật để duy trì quyền lợi của mình. Đồng thời Nhật cũng muốn tạm thời sử dụng bộ máy thống trị của Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương:

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945 – 1946

Lịch sử

Dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập, tự chủ và bước đầu được hưởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đem lại, nên họ vô cùng phấn khởi và sẵn sàng đứng lên để bảo vệ quyền lợi ấy.

Năm 1923 :Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc)

Lịch sử

Tâm tâm xã là tổ chức của một nhóm người Việt Nam yêu nước thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả và tự ý về quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”.

Đề số 5 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là do A. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260km. Câu 2: Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp Hoa Kì có sự thay đổi A. giảm tỉ trọng công nghiệp hàng tiêu dùng, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại. B. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống. C. giảm tỉ trọng công nghiệp truyền thống, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại. D. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại. Câu 3: Cho bảng số liệu TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào đúng với số liệu? A. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư – nghiệp có xu hướng tăng. C. Tỉ trọng ngành dịch vụ luôn tăng và lớn nhất qua các năm. D. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng đồng đều qua các năm. Câu 4: Yếu tố nào sau đây được xem là cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển? A. Vị trí địa lý của các quốc gia nằm cạnh nhau. B. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới. C. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng. D. Các quốc gia Đông Nam Á có dân số đông, nhiều dân tộc. Câu 5: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. các khối núi và cao nguyên B. địa hình thấp và hẹp ngang C. bốn cánh cung lớn  D. núi cao và đồ sộ nhất nước ta. Câu 6: Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi A. Trường Sơn Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Trường Sơn Bắc Câu 7: Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Dãy Pu Đen Đinh B. Cánh cung Sông Gâm C. Dãy Tam Đảo  D. Cánh cung Đông Triều Câu 8: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là A. cát trắng                 B. titan  C. muối biển               D. dầu khí Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. có địa hình cao nhất nước ta   B. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên C. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích D. có ba mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam Câu 10: Chính sách dân số một con của Trung Quốc dẫn đến hậu quả A. quy mô dân số giảm  B. thiếu lao động phát triển kinh tế C. mất ổn định về xã hội  D. mất cân đối giới tính Câu 11: Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 25, cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt – Lào, ta đi qua  lượt các cửa khẩu A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.   B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y. C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. D. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. Câu 12: Cho bảng số liệu Giá trị xuất khẩu hàng hóa và du lịch của một số nước Đông Nam Á năm 2015 (Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Cán cân xuất nhập khẩu của Malaixia là âm B. Giá trị xuất khẩu của Xingapo là lớn nhất C. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam là nhỏ nhất D. Cán cân nhập khẩu của Lào là dương. Câu 13: Căn cứ vào Átlat địa lý Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết hướng vòng cung là hướng núi chính của vùng nào sau đây? A. Tây Bắc B. Trường Sơn Nam  C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc Câu 14: Địa hình đồi núi có ý nghĩa gì với phát triển công nghiệp A. miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch. B. sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw. C. nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn ¾ diện tích lãnh thổ. D. các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn. Câu 15: Quan sát sơ đồ sau: Ghi chú: 1 hải lí = 1852m Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí. Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta? A. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa   B. Lãnh hải C. Nội thủy  D. Vùng tiếp giáp lãnh hải Câu 16: Lãnh hải là A. Vùng có độ sâu khoảng 200m   B. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế C. Vùng biển rộng 200 hải lí  D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là của Biển Đông? A.Tương đối kín                B. Giàu tài nguyên C. Thuộc vùng ôn đới         D. Vùng biển rộng Câu 18: Khu vực có thềm lục địa thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A.Vịnh Thái Lan B. Vịnh Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ Câu 19: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tỉnh nào vừa tiếp giáp với Bắc Trung Bộ vừa giáp với Tây Nguyên? A. Quảng Nam B. Bình Định  C. Quảng Ngãi D. Thừa Thiên – Huế Câu 20: Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã là giới hạn của vùng núi nào? A. Đông Bắc                     B. Trường Sơn Bắc C. Trường Sơn Nam            D. Tây Bắc Câu 21: Cho bảng số liệu Tổng sản phẩm trong nước của một số nước Đông Nam Á phân theo khu vực kinh tế năm 2015. Đơn vị: % (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Trong cơ cấu kinh tế, có sự phân hóa rõ rệt giữa các nước trong khu vực B. Trong cơ cấu kinh tế, không có sự phân hóa giữa các nước trong khu vực C. Trong cơ cấu kinh tế, có sự phân hóa giữa các nước trong khu vực D. Trong cơ cấu kinh tế, không có sự phân hóa rõ rệt giữa các nước trong khu vực Câu 22: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: tỉ USD) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2010 – 2015? A. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.  B. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. C. Nhập khẩu luôn nhỏ hơn xuất khẩu.     D. Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. Câu 23: Cho biểu đồ:  Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của một số quốc gia trên thế giới năm 2015. (Đơn vị: %) Nhận định nào sau đây đúng trong năm 2015? A. Tỉ lệ tử của Trung Quốc cao hơn tỉ lệ tử của Nga B. Tỉ lệ tử của Trung Quốc thấp hơn Nga C. Tỉ lệ sinh của Nga thấp hơn Trung Quốc D. Tỉ lệ sinh của Trung Quốc cao hơn Nga Câu 24: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta A. Tây Bắc – Đông Nam B. Bắc – Nam C. Đông Nam – Tây Bắc  D. Đông – Tây Câu 25: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều B. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. D. các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo. Câu 26: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là A. Chăn nuôi gia súc lớn.    B. nuôi trồng thủy sản. C. Thâm canh, tăng vụ. D. cây trồng ngắn ngày. Câu 27: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là A. tác động của cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới. C. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng. D. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. Câu 28: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây? A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên. B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, khai thác dầu, đặt cáp quang ngầm. C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển. D. Cho phép các nước được khai thác các nguồn tài nguyên. Câu 29: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng? A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông. B. Cao ở phía bắc, thấp dần về phía tây. C. Cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông. D. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Câu 30: Công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác. B. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. C. đầu tư phát triển công nghiệp nặng. D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Câu 31: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm A. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.  B. vùng đất, vùng biển, vùng trời. C. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời  D. vùng đất, bờ biển, vùng núi. Câu 32: Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do A. sức mua thị trường trong nước giảm. B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới. C. thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều. D. khủng hoảng tài chính trên thế giới. Câu 33: Cho biểu đồ về cơ cấu xuất nhập khẩu của Thái Lan qua các năm   (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)      Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên? A. Từ năm 2014 – 2015 tỉ trọng xuất khẩu giảm tỉ trọng nhập khẩu tăng. B. Từ năm 2012 – 2013 tỉ trọng nhập khẩu giảm, tỉ trọng xuất khẩu tăng. C. Năm 2014 tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn tỉ trọng nhập khẩu. D. Năm 2015 tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn tỉ trọng xuất khẩu. Câu 34: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc A. phát triển nền nông nghiệp ôn đới và hàn đới. B. bảo vệ chủ quyền quốc gia. C. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. D. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 35: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do A. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển B. các sự cố đắm tàu, tràn vỡ ống dầu. C. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ. D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng. Câu 36: Địa danh nào sau đây đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi? A. Vùng núi Trường Sơn Nam   B. Vùng núi Đông Bắc C. Vùng núi Tây Bắc  D. Vùng núi Trường Sơn Bắc Câu 37: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm A. thúc đẩy sản xuất trong nước. B. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. nâng cao chất lượng nguồn lao động D. đẩy mạnh phát triển thương mại. Câu 38: Cho bảng số liệu: Tỷ trọng 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước của một số Quốc gia trên thế giới năm 2014 Đơn vị: % (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016)      Để thể hiện cơ cấu GDP theo các khu vực kinh tế của ba nước trên, biểu đồ nào là thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường.         B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ tròn               D. Biểu đồ kết hợp Câu 39: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho A. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc. B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. địa hình nước ta ít hiểm trở. Câu 40: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm nào dưới đây? A. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa. B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ. C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. D. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.  

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Lâm Hà

Lịch sử

Tạm ước 14-9-1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi trên nào?

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Trần Quang Diệu

Lịch sử

“Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường THCS và THPT Trung Hoá

Lịch sử

Chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi cho quân Trung Hoa Dân quốc (từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946) của Đảng đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam?

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Mai Kính

Lịch sử

Chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi cho quân Trung Hoa Dân quốc (từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946) của Đảng đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam?

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Cẩm Thuỷ 1

Lịch sử

Đứng truớc chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”. Hãy cho biết đoạn văn trên của ai, viết trong tác phẩm nào?

Đề số 7 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước: A. công nghiệp mới.          B. chậm phát triển. C. phát triển.                   D. đang phát triển. Câu 42: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự bùng nổ công nghệ cao với bốn trụ cột công nghệ chính là: A. sinh học, vật liệu, năng lượng và thông tin. B. hóa học, thông tin, vật liệu, năng lượng. C. sinh học, vật liệu, nguyên tử, thông tin. D. vật liệu, năng lượng, thông tin, điện tử. Câu 43: Sự tương phản rõ rệt nhất giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển trên Thế giới thể hiện ở: A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.  B. GDP bình quân đầu người/năm. C. sự phân hóa giàu nghèo.  D. mức gia tăng dân số. Câu 44: Cho bảng số liệu: Sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm (%) Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm: A. cột nhóm.                   B. cột đơn. C. đường.                       D. tròn. Câu 45: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng: A. Nam Trung Bộ.            B. Bắc Trung Bộ C. vịnh Thái Lan.              D. vịnh Bắc Bộ. Câu 46: Cho bảng số liệu sau: Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên Thế giới năm 2003 (Đơn vị: nghìn thùng/ngày) Lượng dầu thô khai thác với lượng dầu thô tiêu dùng có sự chênh lệch lớn ở khu vực: A. Tây Nam Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Bắc Mỹ. C. Tây Nam Á, Trung Á.  D. Tây Nam Á, Tây Âu. Câu 47: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục là: A. châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.  B. châu Á, châu Âu và châu Phi. C. châu Âu, châu Mỹ và châu Á.  D. châu Á, châu Âu và châu Úc. Câu 48: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì: A. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên. B. lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh. C. hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo. D. lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo. Câu 49: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. B. toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế tăng nhanh. C. xuất hiện ngành mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thứC. D. tăng sức sản xuất, nâng cao mức sống, hình thành nền kinh tế tri thức. Câu 50: Đặc điểm khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt nhất được thể hiện ở: A. trên cả khu vực từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.  B. khu vực từ Quy Nhơn trở vào. C. chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. chỉ có ở Nam Bộ. Câu 51: Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là: A. than đá, kim cương và vàng.    B. dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt. C. uran, boxit và thiếc.   D. đồng, photphat và năng lượng Mặt Trời. Câu 52: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta: A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam. C. tăng giảm không theo quy luật. D. không có sự thay đổi trên phạm vi cả nước. Câu 53: Nhận định không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng là: A. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. B. phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản và giao thông vận tải biển. C. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo. D. là nơi lý tưởng để xây dựng các cảng biển, mở rộng mối quan hệ giao thương với nước ngoài. Câu 54: Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là: A. rừng gió mùa thường xanh.    B. rừng gió mùa nửa rụng lá. C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.  D. rừng thứ sinh các loại. Câu 55: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là: A. phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho người dân tộc. B. làm ruộng bậc thang. C. xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn. D. bảo vệ rừng đầu nguồn. Câu 56: Chiếm 80% dân số và 95% lượng gia tăng dân số hàng năm trên toàn Thế giới là của nhóm nước: A. các nước công nghiệp mới.   B. chậm phát triển. C. đang phát triển D. phát triển. Câu 57: Trong các nước ở Trung Á, nước ít chịu ảnh hưởng của đạo Hồi là: A. Curoguxtan.              B. Cadacxtan.  C. Tatgikixtan.               D. Mông Cổ. Câu 58: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là: A. sông Đà và sông Mã.   B. sông Đà và sông Lô. C. sông Hồng và sông Chảy.   D. sông Hồng và sông Đà. Câu 59: Số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến tháng 1/2007 là: A. 150 thành viên. B. 145 thành viên. C. 157 thành viên. D. 160 thành viên. Câu 60: Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt là do: A. đồi núi ở cách xa biển.    B. đồi núi ăn ra sát biển. C. bờ biển bị mài mòn mạnh mẽ. D. nhiều sông. Câu 61: Dựa vào bảng số liệu sau đây về nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình của Hà Nội: Tháng lạnh và khô ở Hà Nội là: A. tháng I, II, XII.  B. tháng I, II, XI, XII. C. tháng I, II.  D. tháng I, II, III, XI, XII. Câu 62: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là: A. một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, mùa đông lạnh ở miền Bắc, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung. B. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. C. một mùa khô sâu sắc ở miền Bắc, mùa đông lạnh ở Tây Nguyên, mùa mưa khô đối lập ở ven biển miền Trung và miền Nam. D. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, mùa khô sâu sắc ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở miền Nam. Câu 63: Các vịnh biển Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong, Quy Nhơn thuộc các tỉnh tương ứng theo thứ tự: A. Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. B. Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên. C. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định. D. Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh. Câu 64: Việt Nam là thành viên của tổ chức: A. NAFTA.                      B. APEC.  C. OPEC.                        D. EU. Câu 65: Năm 2005, ngành kinh tế có tỷ trọng đóng góp GDP thấp nhất trong cơ cấu kinh tế nước ta là: A. dịch vụ.                      B. nông nghiệp. C. thương mại.                D. công nghiệp. Câu 66: Sau năm 1975, kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, nguyên nhân chính là do: A. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. B. tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. C. nước ta đi lên từ nước nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực. Câu 67: Dấu ấn chủ nghĩa thực dân để lại ở châu Phi dễ nhận thấy trên bản đồ là: A. sự phân bố dân cư tập trung không đều giữa các vùng. B. các mỏ khoáng sản quý hiếm được khai thác mạnh mẽ. C. đường biên giới giữa các quốc gia thẳng, một số tên nước gần giống nhau. D. sự phân bố các cơ sở công nghiệp phần lớn tập trung ở ven biển. Câu 68: Đặc điểm quy định đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số 7 là do: A. nước ta nằm gần trung tâm của Đông Nam Á. B. lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên nhiều vĩ tuyến. C. có kinh tuyến 1050Đ chạy qua giữa lãnh thổ. D. nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông. Câu 69: Thương mại quốc tế phát triển mạnh là do: A. nguồn hàng hóa Thế giới tăng nhanh. B. hoạt động của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). C. phân công lao động quốc tế. D. giao lưu, hợp tác giữa các nước. Câu 70: Các công ty xuyên quốc gia có vai trò: A. thực hiện phân công lao động quốc tế. B. khai thác triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật. C. tạo mối liên kết giữa các quốc gia trên Thế giới. D. nắm nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng của Thế giới. Câu 71: Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới bên ngoài của: A. tiếp giáp lãnh hải. B. lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế.  D. thềm lục địa. Câu 72: Trở ngại lớn nhất trong vấn đề cải cách kinh tế ở Mỹ Latinh là: A. dân số còn tăng nhanh, việc làm còn thiếu. B. trình độ dân trí thấp, khoa học kỹ thuật yếu kém. C. sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở Mỹ Latinh. D. chiến tranh ở một số nước làm mất ổn định xã hội. Câu 73: Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là: A. bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng.   B. bị nhiễm phèn vào mùa mưa với diện tích lớn. C. có địa hình tương đối cao và khá bằng phẳng.   D. có hệ thống đê bao quanh để chống ngập. Câu 74: Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu. C. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vũng Tàu. D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. Câu 75: Các vùng kinh tế hợp thành miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải miền Trung. C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 76: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta: A. có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. B. khí hậu có một mùa đông lạnh. C. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.  D. chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á. Câu 77: Khí hậu và đất đai ở Mỹ Latinh thuận lợi cho các loại cây trồng là: A. lương thực vùng ôn đới.  B. cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. C. lương thực vùng nhiệt đới.    D. cây công nghiệp và cây ăn quả ôn đới. Câu 78: Ở độ cao từ 1600 - 1700 là phạm vi phân bố của hệ sinh thái: A. rừng á nhiệt đới mưa mù trên đất mùn alít.  B. rừng á nhiệt đới lá kim. C. rừng thưa nhiệt đới lá kim. D. rừng á nhiệt đới lá rộng. Câu 79: Miền núi nước ta thường có nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất là do: A. mưa ít nhưng tập trung theo mùa, độ dốc địa hình lớn. B. mưa nhiều tập trung vào một mùa, độ dốc địa hình lớn. C. mưa nhiều quanh năm, độ dốc địa hình lớn. D. rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi trọc tăng. Câu 80: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có thể tiến thêm ra biển từ vài chục đến gần trăm mét là nhờ: A. ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá. B. ven biển có nhiều đảo lớn, nhỏ. C. thềm lục địa có đáy nông và có các cửa sông lớn. D. bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp.  

Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Giáo dục và đào tạo

Trong các điều luật đều nêu ra quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, còn trong kỉ luật ít thấy nói đến quyền lợi và nghĩa vụ. Có đúng như vậy không? Em có thể lấy dẫn chứng trong các luật, nội quy đã được học... để giải thích những ý kiến của mình về ý kiến trên?

Tuyển sinh 2020: Giải pháp nào đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh?

Giáo dục và đào tạo

Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2020, lãnh đạo các trường đại học đã đóng góp nhiều ý kiến để quá trình tuyển sinh của các trường đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh. Đó là vấn đề về tư vấn tuyển sinh, đào tạo nhân lực cho các vùng đặc thù...

Tuyển sinh 2020: Ðảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh

Giáo dục và đào tạo

Những trường hợp bất khả kháng, những sai sót không đáng có qua mỗi mùa tuyển sinh cần phải được rút kinh nghiệm để đảm bảo tối đa quyền lợi cho thí sinh..., đó là ý kiến của lãnh đạo các trường ÐH nói về mùa tuyển sinh 2020.